“Tôi tin thời gian tới thị trường bất động sản sẽ phục hồi”

“Tôi tin thời gian tới thị trường bất động sản sẽ phục hồi”

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, trưa 27/9 theo giờ địa phương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự Diễn đàn Đầu tư Việt-Mỹ, đồng thời đối thoại với các doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ.
 Sau khi có bài phát biểu quan trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc đối thoại với đại diện hơn 50 doanh nghiệp lớn trong nhiều lĩnh vực của Hoa Kỳ. Phần đối thoại đã được Cổng Thông tin điện tử Chính phủ truyền trực tiếp.

Tại buổi đối thoại, đồng chủ tịch một công ty tài chính cho hay, đầu năm nay, quỹ của ông đã đầu tư vào dự án liên danh với Vingroup để hoàn thành dự án Royal City cũng như trong lĩnh vực bất động sản.

“Tuy nhiên, đến nay thị trường bất động sản rất ảm đạm. Chính phủ Việt Nam làm gì để kích cầu bất động sản?”, vị chủ tịch trên nêu câu hỏi.

“Tôi đã gặp các bạn ở Hà Nội. Tôi hoan nghênh việc đầu tư của các bạn vào Vingroup, thương vụ đầu tư đầu tiên của nước ngoài vào đầu tư tư nhân ở Việt Nam trong lĩnh vực bất động sản”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.

“Tôi tin thời gian tới thị trường bất động sản sẽ phục hồi”

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (giữa) cùng Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh (trái) và Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng tham dự Diễn đàn Đầu tư Việt-Mỹ, đồng thời đối thoại với đại diện các doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ hôm 27/9/2013 - Ảnh: VOV.  

Thủ tướng cũng cho rằng: “Do khủng hoảng tác động vào nên thị trường bất động sản cũng gặp khó khăn. Chúng tôi đưa ra hàng loạt giải pháp làm ấm dần và phục hồi dần thị trường bất động sản như qui hoạch lại phân khúc lại thị trường, mở rộng tín dụng cho người mua bất động sản, mở rộng cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào bất động sản,… Những giải pháp này không có gì mới, đã được thực hiện ở nhiều nước như Nhật, Mỹ nhưng gắn kết với các giải pháp đặc thù của Việt Nam. Tôi tin rằng thời gian không xa thị trường bất động sản Việt Nam sẽ phục hồi và phần vốn của ngài trong số 200 triệu đầu tư vào Việt Nam sẽ thành công”.

Ở một câu hỏi khác, đồng chủ tịch quỹ Vietnam Holdings đầu tư tài chính tại Việt Nam cho rằng “năm 2007 chỉ số VN-Index của Việt Nam rất cao nhưng giờ lại không cao như vậy. Chính phủ Việt Nam làm gì để thu hút các nhà đầu tư tài chính quay trở lại Việt Nam, và Chính phủ Việt Nam liệu có thể thay mức trần tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam?”.

Trả lời câu hỏi trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới đã tác động vào Việt Nam. Kinh tế Việt Nam không tăng trưởng cao như 10 năm trước là 7,72%. Nhưng 3 năm qua Việt Nam chủ động điều tiết tăng trưởng để ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên tăng trưởng GDP 3 năm qua vẫn đạt bình quân 5,6%/năm. Nợ xấu của hệ thống ngân hàng theo chuẩn quốc tế, IMF và WB, là 7%, nhưng quan trọng là đã kiểm soát nợ xấu không tăng lên.

“Mục tiêu Việt Nam đặt ra đến cuối 2015 nợ xấu dưới 3%. Ông Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã cam kết trước Quốc hội, trước nhân dân Việt Nam điều đó. Nhưng chúng tôi tin là chúng tôi sẽ làm được”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng cũng cho biết, Việt Nam đã mở cửa khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường vốn, thị trường tiền tệ. Hiện nay, đầu tư gián tiếp (FII) vào thị trường chứng khoán khá tốt. Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam, gần đây đầu tư vốn FII đã đạt 8 tỷ USD.

“Hôm nay, tôi đã chứng kiến ký kết một hợp tác đầu tư lĩnh vực bảo hiểm giữa BIDV và Metlife. Ở Việt Nam có 40 ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Hiện, nhà đầu tư nước ngoài được nắm 30% cổ phần trong tổ chức tín dụng. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng đang xem xét trình lộ trình nới rộng tỷ lệ này. Chúng tôi cam kết mở thị trường tài chính không kém gì các nước trong khu vực. Mời các bạn tham gia thị trường tài chính, tiền tệ của Việt Nam”, Thủ tướng nói trước đại diện nhiều tập đoàn lớn của Hoa Kỳ.

Trả lời câu hỏi về quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam, Thủ tướng cho biết, nếu như năm 2001 Việt Nam có 11.000 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, nhưng hiện nay chỉ còn 1.300 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Số giảm trước đó, Việt Nam đã cổ phần hóa, tư nhân hóa toàn bộ.

Trong 1.300 doanh nghiệp nhà nước nằm trong 100 tập đoàn và tổng công ty nhà nước, chủ trương của Việt Nam là từ nay đến 2020, tức còn 7 năm nữa, sẽ cổ phần hóa toàn bộ tập đoàn, tổng công ty nhà nước, trong đó có cả các ngân hàng vốn nhà nước.

"Tổng công ty Hàng không Việt Nam lên kế hoạch cổ phần hóa xong rồi, đang tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược, mời các bạn tham gia. Rồi dầu khí, viễn thông, ngân hàng của Việt Nam, chúng tôi đã lên kế hoạch tìm nhà đầu tư chiến lược nước ngoài để cải cách. Chúng tôi đã đi được chặng đường dài và chắc chắn sẽ đạt được mục tiêu đề ra. Tôi rất hoan nghênh các bạn tham gia cùng chúng tôi", Thủ tướng nói.
 
Theo: vneconomy.vn
 Sau khi có bài phát biểu quan trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc đối thoại với đại diện hơn 50 doanh nghiệp lớn trong nhiều lĩnh vực của Hoa Kỳ. Phần đối thoại đã được Cổng Thông tin điện tử Chính phủ truyền trực tiếp.

Tại buổi đối thoại, đồng chủ tịch một công ty tài chính cho hay, đầu năm nay, quỹ của ông đã đầu tư vào dự án liên danh với Vingroup để hoàn thành dự án Royal City cũng như trong lĩnh vực bất động sản.

“Tuy nhiên, đến nay thị trường bất động sản rất ảm đạm. Chính phủ Việt Nam làm gì để kích cầu bất động sản?”, vị chủ tịch trên nêu câu hỏi.

“Tôi đã gặp các bạn ở Hà Nội. Tôi hoan nghênh việc đầu tư của các bạn vào Vingroup, thương vụ đầu tư đầu tiên của nước ngoài vào đầu tư tư nhân ở Việt Nam trong lĩnh vực bất động sản”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.

“Tôi tin thời gian tới thị trường bất động sản sẽ phục hồi”

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (giữa) cùng Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh (trái) và Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng tham dự Diễn đàn Đầu tư Việt-Mỹ, đồng thời đối thoại với đại diện các doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ hôm 27/9/2013 - Ảnh: VOV.  

Thủ tướng cũng cho rằng: “Do khủng hoảng tác động vào nên thị trường bất động sản cũng gặp khó khăn. Chúng tôi đưa ra hàng loạt giải pháp làm ấm dần và phục hồi dần thị trường bất động sản như qui hoạch lại phân khúc lại thị trường, mở rộng tín dụng cho người mua bất động sản, mở rộng cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào bất động sản,… Những giải pháp này không có gì mới, đã được thực hiện ở nhiều nước như Nhật, Mỹ nhưng gắn kết với các giải pháp đặc thù của Việt Nam. Tôi tin rằng thời gian không xa thị trường bất động sản Việt Nam sẽ phục hồi và phần vốn của ngài trong số 200 triệu đầu tư vào Việt Nam sẽ thành công”.

Ở một câu hỏi khác, đồng chủ tịch quỹ Vietnam Holdings đầu tư tài chính tại Việt Nam cho rằng “năm 2007 chỉ số VN-Index của Việt Nam rất cao nhưng giờ lại không cao như vậy. Chính phủ Việt Nam làm gì để thu hút các nhà đầu tư tài chính quay trở lại Việt Nam, và Chính phủ Việt Nam liệu có thể thay mức trần tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam?”.

Trả lời câu hỏi trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới đã tác động vào Việt Nam. Kinh tế Việt Nam không tăng trưởng cao như 10 năm trước là 7,72%. Nhưng 3 năm qua Việt Nam chủ động điều tiết tăng trưởng để ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên tăng trưởng GDP 3 năm qua vẫn đạt bình quân 5,6%/năm. Nợ xấu của hệ thống ngân hàng theo chuẩn quốc tế, IMF và WB, là 7%, nhưng quan trọng là đã kiểm soát nợ xấu không tăng lên.

“Mục tiêu Việt Nam đặt ra đến cuối 2015 nợ xấu dưới 3%. Ông Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã cam kết trước Quốc hội, trước nhân dân Việt Nam điều đó. Nhưng chúng tôi tin là chúng tôi sẽ làm được”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng cũng cho biết, Việt Nam đã mở cửa khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường vốn, thị trường tiền tệ. Hiện nay, đầu tư gián tiếp (FII) vào thị trường chứng khoán khá tốt. Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam, gần đây đầu tư vốn FII đã đạt 8 tỷ USD.

“Hôm nay, tôi đã chứng kiến ký kết một hợp tác đầu tư lĩnh vực bảo hiểm giữa BIDV và Metlife. Ở Việt Nam có 40 ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Hiện, nhà đầu tư nước ngoài được nắm 30% cổ phần trong tổ chức tín dụng. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng đang xem xét trình lộ trình nới rộng tỷ lệ này. Chúng tôi cam kết mở thị trường tài chính không kém gì các nước trong khu vực. Mời các bạn tham gia thị trường tài chính, tiền tệ của Việt Nam”, Thủ tướng nói trước đại diện nhiều tập đoàn lớn của Hoa Kỳ.

Trả lời câu hỏi về quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam, Thủ tướng cho biết, nếu như năm 2001 Việt Nam có 11.000 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, nhưng hiện nay chỉ còn 1.300 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Số giảm trước đó, Việt Nam đã cổ phần hóa, tư nhân hóa toàn bộ.

Trong 1.300 doanh nghiệp nhà nước nằm trong 100 tập đoàn và tổng công ty nhà nước, chủ trương của Việt Nam là từ nay đến 2020, tức còn 7 năm nữa, sẽ cổ phần hóa toàn bộ tập đoàn, tổng công ty nhà nước, trong đó có cả các ngân hàng vốn nhà nước.

"Tổng công ty Hàng không Việt Nam lên kế hoạch cổ phần hóa xong rồi, đang tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược, mời các bạn tham gia. Rồi dầu khí, viễn thông, ngân hàng của Việt Nam, chúng tôi đã lên kế hoạch tìm nhà đầu tư chiến lược nước ngoài để cải cách. Chúng tôi đã đi được chặng đường dài và chắc chắn sẽ đạt được mục tiêu đề ra. Tôi rất hoan nghênh các bạn tham gia cùng chúng tôi", Thủ tướng nói.
 
Theo: vneconomy.vn
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ BẤT ĐỘNG SẢN UDIC
Địa chỉ 1: 29 Huỳnh Thúc Kháng - Đống Đa - Hà Nội
Địa chỉ 2: Tầng 2, Tòa nhà Trung Yên 1, KĐT Trung Yên - Cầu Giấy - Hà Nội
Website: www.udicland.com.vn - Tel: 0437 868 588 - Fax: 0437 868 666
Phòng Kinh Doanh : 0914.583.599 Email : kinhdoanh1@udicland.com.vn
0914.583.599
Mọi chi tiết xin liên hệ theo số hotline các bộ phận